Dựa trên những suy nghĩ của các nhà thiết kế nội thất nổi tiếng để bạn có thể tạo ra một văn phòng làm việc tại nhà phù hợp cho riêng mình. Cùng xem các nhà thiết kế hàng đầu thế giới của chúng ta có những phòng làm việc tuyệt vời như thế nào nhé.
Phòng làm việc tại nhà ngày càng trở nên phổ biến trong giới kiến trúc và các nhà thiết kế, những người dành nhiều thời gian cho sáng tạo. Họ đã cải tạo làm mới lại những không gian khác như phòng khách, gác xép, phòng ngủ và thậm chí là sử dụng toàn bộ căn nhà để biến chúng thành không gian làm việc của riêng mình. Có một điểm chung ở đây là hầu hết các nhà thiết kế, kiến trúc sư thích có nhiều không gian riêng cá nhân hơn, muốn kết hợp giữa những thú vui cuộc sống vào thiết kế và kinh doanh. Chúng ta hãy xem làm thế nào 9 nhà thiết kế, kiến trúc sư trên thế giới cải tạo lại không gian làm việc sáng tạo tại nhà của họ để bạn có thể tham khảo.
Văn phòng làm việc tại nhà của các nhà thiết kế hàng đầu thế giới
1. Văn phòng Hybrid tại Madrid, Tây Ba Nha
– Nhà thiết kế: Victoria Acebo và Ángel Alonso tuổi 46 và 48
– Công ty: AceboXalonso Studio
– Địa điểm: Madrid, Tây Ban Nha
– Diện tích: 60~70 m2
– Tại sao chọn không gian làm việc tại nhà: Chúng tôi có những đứa con nhưng chúng tôi cần nhiều thời gian để làm việc, vì vậy chúng tôi đã kết hợp chúng để cân bằng được cuộc sống.
– Làm thế nào cải tạo được không gian nhà ở phù hợp với văn phòng làm việc: Chúng tôi cải tạo chúng theo mùa và những hoàn cảnh khác nhau của công việc. Căn phòng làm việc này trước là một phòng khách của một nhà tư sản những năm đầu thế kỉ 20, chính vì vậy chúng tôi không thay đổi nhiều không gian mà chỉ nâng cấp đồ nội thất. Quan trọng là nó nằm ở nhà, nên mọi sinh hoạt cuộc sống và công việc bổ xung được cho nhau, chúng tôi có thể sử dụng các không gian khác để nghỉ ngơi thư giãn sau những công việc căng thẳng.
– Làm sao nó trở thành văn phòng đại điện cho bạn: Nó đại diện trong tình trạng như là một không gian kết hợp. Những gì họ yêu thích là biểu hiện của tính chất công việc hơn.
– Trường hợp cho các cuộc họp: Thông thường chúng tôi sử dụng phòng khách và bếp cho những cuộc họp.
– Nơi làm việc thường xuyên: Đó là một bất cập khi thói quen làm việc và cuộc sống đa dạng và khác nhau. Chúng tôi làm việc mỗi ngày khác nhau, và nó có vẻ gọi là tùy hứng trong mỗi tình huống của cuộc sống, khi chúng tôi là những kiến trúc sư, biên tập viên, giáo viên, mẹ hoặc cha.
– Làm sao để tránh khỏi những phân tâm khi bạn làm việc ở nhà: Sự phân tâm của chúng tôi chỉ diễn ra khi những đứa trẻ ở nhà, và trường hợp đó thì không tránh khỏi. Tuy nhiên điều đó cũng không đáng lo ngại vì còn có nhiều không gian khác nhau ở nhà dành riêng cho chúng.
2. Studio nội thành tại Úc
– Nhà thiết kế: Heidi SEEMANN và Peter Rush, tuổi 51 và 50.
– Công ty: SEEMANN Rush Architects.
– Địa điểm: Sydney, Úc.
– Diện tích: 15 m2.
– Tại sao chọn không gian làm việc tại nhà: Chúng tôi muốn gần gũi gia đình của mình và hai đứa con đang ở tuổi thiếu niên, đồng thời chúng tôi có nhiều giờ làm việc hơn khi cần thiết. Chúng tôi cũng muốn tiết kiệm nhiên liệu, sống thân thiện môi trường hơn khi sử dụng xe đạp đi làm, đi họp. Một studio nhỏ một tầng với mái nhà màu xanh ở phía sau vườn nhà. Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng nó là sai lầm vì quá gần nhà và các khách hàng khó tiếp cận được với chúng tôi nhưng ngược lại, các khách hàng yêu nó và chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi có thể có được những cuộc gặp gỡ, trò chuyện ngay lập tức với các thành viên trong gia đình.
– Làm sao để sắp xếp không gian phù hợp với phong cách làm việc: Chúng tôi có 2 bàn riêng biệt, cho phép chúng tôi làm việc độc lập. Với một view nhìn đẹp ra vườn, chúng tôi có thể theo dõi và chăm sóc các cây trong vườn nhà mình, điều đó tạo một tinh thần thoải mái cho sáng tạo. Có một lớp bảo vệ nhiệt bên ngoài studio đồng thời để hạn chế ánh sáng mạnh từ bên ngoài đảm bảo cho sức khỏe khi chúng tôi làm việc.
– Làm sao nó trở thành văn phòng đại điện cho bạn: Đây là một studio nhỏ và chúng tôi muốn tận dụng tối đa những gì sẵn có để tạo ra một không gian thú vị và làm cho chúng tôi cảm thấy làm việc tốt hơn, kết nối với cuộc sống cũng như thân thiện với thiên nhiên hơn. Điều đó có thể đem lại nhiều kinh nghiệm cảm nhận trực quan hơn vào những dự án kiến trúc, cảnh quan ở đô thị.
– Trường hợp cho các cuộc họp: Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ các khách hàng trong nhà của họ để trao đổi và làm việc trực tiếp với các thiết kế của mình, chúng tôi không có các cuộc họp ở studio. Trong những trường hợp đặc biệt chúng tôi sử dụng nơi họp là sân nhà mình nếu thời tiết tốt.
– Nơi làm việc thường xuyên: Tùy thuộc vào khối lượng công việc, chúng tôi thường bắt đầu vào lúc 7:30 sáng cho đến buổi trưa, chúng tôi ăn trưa cùng gia đình và kết thúc vào trước bữa ăn tối để quây quần bên gia đình mình.
– Làm sao để tránh khỏi những phân tâm khi bạn làm việc ở nhà: Điều đó không quá khó, vì thực tế studio này cũng là một không gian tách biệt với ngôi nhà chúng tôi. Câu hỏi này nên đổi thành “làm thế nào để bạn làm việc khi bạn trò chuyện với những đứa trẻ và khi bạn cần dọn dẹp nhà cửa?”
3. Xưởng thực hành nhỏ và văn phòng làm việc ở Tokyo
– Nhà thiết kế: Toshiichi Matsui, tuổi 62.
– Công ty: Kiến trúc văn phòng Matsui.
– Địa điểm: Tokyo, Nhật Bản.
– Diện tích: 183 m2 bao gồm 4 tầng, hai tầng trên dành cho gia đình.
– Tại sao ông chọn không gian làm việc tại nhà: Trước khi xây dựng ngôi nhà này, tôi sống trong một căn hộ thuê và làm việc trong đó. Mặc dù chỉ với khoảng cách đi bộ 10 phút, nó đã rất khó chịu với cuộc sống của tôi, nên tôi đã nảy ra ý tưởng làm việc ở nhà, nơi tôi đang sống. Vì vậy, tôi quyết định phải có văn phòng tại nhà riêng của tôi.
– Làm sao để sắp xếp không gian phù hợp với phong cách làm việc: Vì tôi muốn sống ở Tokyo, tôi có đủ khả năng chi trả cho một mảnh đất nhỏ 92m2 với một ngôi nhà nhỏ và việc xây dựng ngôi nhà có thể đã hoàn thành từ 17 năm trước. Nhưng với một không gian làm việc tại nhà lớn hơn bây giờ, ngân sách của tôi thực sự hạn chế và để tiết kiệm, tôi chưa hoàn thiện hết chúng, nên tôi đã để một phần kiến trúc kết cấu tòa nhà lộ ra, với kết cấu chính bằng bê tông, cho tới giờ, nó vẫn có thể được hoàn thiện về sau. Và nhờ những kết cấu bê tông này tôi có được một không gian làm việc yên tĩnh hơn khi bên ngoài là những tòa nhà với mật độ chung cư dày đặc ở Tokyo.
– Làm sao nó trở thành văn phòng đại điện cho ông: Phong cách kiến trúc thiết kế của tôi đã phản ánh hết vào tòa nhà nơi tôi tạo ra để sinh sống làm việc, nên nó dễ dàng được xem là đại diện. Tôi cũng thường thiết kế những ngôi nhà với kết cấu bằng bê tông và nội thất gỗ. Tòa nhà này cho khách hàng tôi có cái nhìn rõ nét nhất những gì tôi muốn hướng họ đến. Ngoài ra, tôi cũng thiết kế những kiến trúc truyền thống, những đồ nội thất bằng gỗ. Gỗ là vật liệu truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong công việc.
– Trường hợp cho các cuộc họp: Tôi tạo ra một phòng họp nhỏ ở ngay tầng đầu tiên.
– Nơi ông làm việc thường xuyên: Tôi thường vào văn phòng của riêng mình vào lúc 8:30 sáng và kết thúc công việc lúc 18:30 tối, trong khoảng đó có một giờ ăn trưa tại nhà hoặc bên ngoài.
– Làm sao để tránh khỏi những phân tâm khi ông làm việc ở nhà: Tôi có những không gian sống và làm việc hoàn toàn riêng biệt để tránh khỏi những phân tâm. Tôi nghĩ nhiều kiến trúc sư thường phải làm việc đến 24 giờ, vì vậy sẽ rất thuận tiện cho tôi, bất kỳ khi nào có ý tưởng tôi sẽ ngồi vào bàn làm việc ngay lập tức.
4. Dự án mở tích hợp không gian làm việc tại nhà
– Nhà thiết kế: Pravin Muthiah, 39 tuổi.
– Công ty: Coupdeville.
– Vị trí: London, Anh.
– Tại sao bạn chọn không gian làm việc tại nhà: Công việc của tôi có mặt ở khắp thị trấn trong khu dân cư, vì vậy làm việc tại nhà sẽ rất hữu ích. Tôi có hai cơ sở ở phía tây bắc London và phía tây nam. Tôi làm việc hai ngày một tuần ở nhà.
Trường hợp cho các cuộc họp: Các cuộc họp của tôi ở tại chỗ làm việc, nhưng chúng tôi có thể trao đổi trong bàn ăn.
– Làm sao để tránh khỏi những phân tâm khi ông làm việc ở nhà: Tôi có một không gian làm việc mở thoáng mát nhiều ánh sáng tự nhiên, điều đó làm tôi thoải mái khi sáng tạo. Nhà của tôi là một không gian đa chức năng, nó có thể biến đổi từ một văn phòng làm việc thành một nơi tổ chức các bữa tiệc. Với một cánh cửa sổ lớn, tôi có thể làm việc như đang ở bên ngoài trời.
– Làm sao nó trở thành văn phòng đại điện cho bạn: Đó là cách tôi sắp xếp nội thất ở đây, một kệ sách lớn, với những đồ trang trí tôi thường xuyên sử dụng, một chiếc bàn làm việc đáng yêu, chiếc cầu thang năng động, một chiếc cửa sổ lớn làm tôi và các khách hàng cảm thấy vui vẻ khi trao đổi công việc.
– Nơi bạn làm việc thường xuyên: Gần như toàn thời gian tôi dành ở đây, buổi sáng cho những bản vẽ, sáng tạo mới và buổi chiều cho những hội thảo, trao đổi giải quyết chúng.
– Làm sao để bạn tránh khỏi những phân tâm khi làm việc ở nhà: Tôi sẽ đi dạo và cải thiện tinh thần sức khỏe của mình khi tôi phân tâm trong công việc.