“Thời gian đầu, ông vay mượn gần 100.000 USD từ một số bạn bè là người Việt kinh doanh tại Nga với mức lãi suất lên tới 8% mỗi tháng. Phải mãi vài năm sau này ông mới trả hết số vốn vay mượn được. Nhưng may mắn đã mỉm cười với ông khi ông vay được nguồn vốn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ ngân hàng Tái cấu trúc Châu Âu với mức lãi suất 12% một năm.” Đây là những bước đi đầu tiên của công trên con đường làm giàu của chính mình.
Không giống như các dự án của ông, luôn xuất hiện trên những mục nổi bật nhất của các trang báo, ông rất ít khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông hay chia sẻ về cuộc sống riêng của mình. Hãy cùng chúng tôi theo bước con đường khởi nghiệp của người giàu nhất Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé.
Con đường khởi nghiệp của người giàu nhất Việt Nam
Năm 2016, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup tiếp tục là người Việt duy nhất lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes. Ông xếp hạng 1.011/1.810, tăng 107 bậc so với năm ngoái (hạng 1.118). Đây là lần thứ năm ông Vượng có tên trong danh sách.
Theo Forbes, tài sản của ông Vượng hiện vào khoảng 1,76 tỷ USD (tăng so với mức 1,6 tỷ USD của năm 2014) và là tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam.
Doanh nhân 48 tuổi cũng là người trẻ nhất từng giữ vị trí giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam vào năm 2010, khi mới 42 tuổi. Phần lớn tài sản của ông đến từ cổ phiếu của Vingroup, công ty sắp có tài sản đạt mốc 6 tỷ USD, sau nhiều năm phát triển trong ngành bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, bán lẻ…
Câu chuyện làm giàu từ hai bàn tay trắng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và khối tài sản khổng lồ của ông khiến không ít người tò mò về con đường xây dựng sự nghiệp của ông.
Theo đó, năm 1987, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng đã giành được một suất học bổng du học tại Matxcơva. Tại đây, ông học về chuyên ngành kinh tế và địa chất ở Học viện địa chất Matxcơva.
Mặc dù tốt nghiệp ngành địa chất nhưng ông Vượng lại chọn cách khởi nghiệp bằng việc mở một cửa hàng ăn tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990.
Sau khi kết hôn, ông chuyển tới thành phố Kharkov, mở một cửa hàng ăn khác lấy tên Việt Nam Thăng Long.
Đến năm 1993, nhận thấy nhu cầu tốt, Phạm Nhật Vượng chấp nhận dấn thân vào rủi ro, đầu tư vào một lĩnh vực mới – mì ăn liền.
Ngày 8/8/1993, ông lập thương hiệu Mivina và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền sau khi vay 10.000 USD từ những người bạn Việt Nam và tiếp tục vay Ngân hàng châu Âu để mở rộng sản xuất sang các sản phẩm khác như rau thơm khô đóng gói, bột khoai tây, soup. Technocom cũng ra đời từ đó.
Những năm tháng tiếp sau đó Technocom kinh doanh rất thuận lợi, liên tục mở nhà máy mới mà vẫn không đủ sản phẩm để bán, khi đó sản phẩm mì gói Minava trở thành một thương hiệu đặc biệt hấp dẫn với người dân Ukraine.
Chỉ trong vòng một năm, Phạm Nhật Vượng đã bán được 1 triệu gói mỳ. Đến năm 2004, mức tiêu thụ mỳ Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97% người tiêu dùng sử dụng loại sản phẩm này.
Tuy vậy, cũng giống như bất kì doanh nghiệp mới khởi nghiệp nào khác, Phạm Nhật Vượng gặp những khó khăn về vốn đầu tư.
Thời gian đầu, ông vay mượn gần 100.000 USD từ một số bạn bè là người Việt kinh doanh tại Nga với mức lãi suất lên tới 8% mỗi tháng. Phải mãi vài năm sau này ông mới trả hết số vốn vay mượn được. Nhưng may mắn đã mỉm cười với ông khi ông vay được nguồn vốn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ ngân hàng Tái cấu trúc Châu Âu với mức lãi suất 12% một năm.
Nhờ đó mà Technocom có cơ hội đẩy mạnh sản xuất hai thương hiệu mì và bột canh để trở thành ông vua thực phẩm ăn nhanh của Ukraine.
Năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine, ông Vượng mở 2 công ty tại Việt Nam. Ông bắt đầu đầu tư bất động sản ở Việt Nam với việc thành lập Vinpearl năm 2000 và Vingroup vào năm 2002.
Năm 2007, Vingroup niêm yết trên sàn chứng khoán và hiện là một trong 5 công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Tới năm 2008, cổ phiếu VPL của Vinpearl cũng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Cộng với 49 triệu cổ phiếu VIC, 20 triệu cổ phiếu VPL đem lại khối tài sản trị giá 5.225 tỷ đồng cho ông Vượng. So với năm 2007, tài sản của ông chủ Vincom đã tăng 1.500 tỷ đồng.
Kể từ khi đầu tư về Việt Nam trong suốt hơn 10 năm qua, những bước đi của Vingroup có những bước phát triển không ngừng. Tốc độ phát triển kinh ngạc của Vingroup khiến các nhà đầu tư bất động sản quốc tế đặt Vingroup ngang hàng với những nhà phát triển bất động sản hàng đầu trong khu vực.
Đi liền với sự phát triển của Vingroup, tên tuổi của Phạm Nhật Vượng cũng gắn liền với những thương hiệu lớn trong ngành kinh doanh bất động sản như Vincom, Vinpearl, Vinhomes, hay y tế, giáo dục như Vinmec, Vinschool, Vimart với hàng loạt thương vụ M&A “khủng”.
Mặc dù là một người thành đạt nhưng Phạm Nhật Vượng lại có một cuộc sống khá “bí ẩn”. Không giống như các dự án của ông, luôn xuất hiện trên những mục nổi bật nhất của các trang báo, ông rất ít khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông hay chia sẻ về cuộc sống riêng của mình.
Vậy đó, Cũng từ những khó khăn vất vả để rồi vươn lên vị trí người giầu nhất Việt Nam và xếp trong đội ngũ những người giàu nhất thế giới. Có thể thấy rằng, mọi khó khăn đều dẫn đến thành công. Quan trọng là bạn có thật sự làm hết mình và cố gắng hết mình vì những đam mê,nhiệt huyết của mình.
Chúng tôi cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết, đừng quên chia sẻ bài viết này và hãy tìm hiểu về công ty của chúng tôi nhé. Trân trọng cảm ơn. Chúc các bạn thành công!
Công ty Cổ phần Pisee Việt Nam
Địa chỉ: P.1502 CC Yên Hoà Sunshine, 38 Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 096 884 0000
Email : lienhe@pilogo.vn
Website : www.pilogo.vn