Bắt đầu vai trò nhà thiết kế mới vào nghề là một khoảng thời gian thú vị; và bạn thực sự đã bước lên một cái thang và chắc chắn con đường duy nhất là phải đi lên. Nhưng hãy cẩn thận nếu bạn không muốn thiêu rụi tiền đồ của mình khi chỉ vừa mới bắt đầu.
Chắc chắn là bạn muốn luôn muốn tiến lên tiến lên rồi. Vậy để con đường đến với thành công được bằng phẳng hơn, bạn cần phải quân tâm đặc biệt tới những sai lầm của các nhà thiết kế trẻ hay mắc phải.
5 sai lầm của các nhà thiết kế trẻ hay mắc phải
01. Đòi quyền sở hữu
“Chúng tôi luôn nói với mọi người rằng không muốn nhận những nhà thiết kế tự cao,” Ben Jory, nhà sáng lập kiêm giám đốc sáng tạo của Jory & Co chia sẻ. “Chúng tôi không muốn thuê một người luôn luôn nói rằng: ‘Đây là ý tưởng của tôi và tôi muốn được quyền sở hữu nó.’ Không có gì tệ hơn một nhà thiết kế cao ngạo.” Khi bạn làm việc cho một studio, đó không chỉ là ý tưởng của bạn – nó là của tất cả mọi người, khi làm việc cùng nhau.
02. Không tập trung
“Rất khó để làm việc tại một studio bận rộn khi mà bạn tường thuật lại công việc cho một ai đó và họ thậm chí chả nghe những gì bạn nói,” Giám đốc của Design Culture, Kristen Streten chia sẻ. “Trên cương vị là một người quản lý, tôi sẽ vô cùng bực bội bất cứ lúc nào bạn không ghi chú, không lắng nghe những lời tường thuật và không có bất kỳ một câu hỏi nào.” Tuy nhiên bà cũng lưu ý rằng: Rõ ràng là sẽ dễ dàng kiểm tra một câu hỏi hơn là một nhiệm vụ bị sai lệch.
03. Che giấu sai lầm
Cấp trên và khách hàng của bạn sẽ đánh giá không tốt nếu bạn làm việc cẩu thả. Có thể rất khó để nhớ rằng khi đó bạn đang làm việc dưới áp lực lớn, nhưng việc chạy deadline không có nghĩa là bạn sẽ vứt yếu tố chất lượng ra ngoài cửa sổ. Tuy nhiên, ai cũng là con người và cũng có thể phạm sai lầm. Nếu bạn phạm phải một lỗi mà bạn không thể chữa được, nói với một ai đó ngay lập tức để nó có thể được sửa lại kịp thời. Và có thể họ sẽ đánh giá cao điều đó.
04. Nản lòng
“Tôi nhớ rằng mình đã thực sự gặp khó khăn vì không được giao trách nhiệm nhiều hơn. Và tôi đã sẵn sàng để ra đi,” Streten nói khi bà hồi tưởng lại quãng thời gian bắt đầu sự nghiệp của mình. “Bạn cảm thấy mình rất có khả năng và tràn đầy năng lượng – nhưng bạn cũng phải hiểu rằng chúng tôi tất cả đều đã từng như thế, đều từng là những nhà thiết kế mới vào nghề trong một công ty và cũng đã phải đi lên từ những nhiệm vụ như vậy. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi những điều bạn học được khi bạn thực hiện chúng.”
05. Chia sẻ quá nhiều
Hãy cẩn thận với những gì bạn chia sẻ online. Đó là một công cụ để chia sẻ lại về dự án gần đây của studio, nhưng cũng là cơ hội cho những người khác có thể vi phạm bảo mật, xúc phạm khách hàng hoặc khiến bạn trở nên tồi tệ đi. Hãy luôn coi các phương tiện truyền thông xã hội như một tấm bưu thiếp có thể du hành đến bàn làm việc của người quản lý của bạn và họ có thể đọc mọi thứ trên đó cùng với tất cả những người khác.
Công ty Cổ phần Pisee Việt Nam
Địa chỉ: P.1502 CC Yên Hoà Sunshine, 38 Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 096 884 0000
Email : lienhe@pilogo.vn
Website : www.pilogo.vn